Nhà xưởng - Máy móc

Nhà máy sản xuất phân bón là đơn vị chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất căn cứ kế hoạch tổng thể theo yêu cầu và tổ chức công việc theo đúng quy trình công nghệ, đơn đặt hàng, và kế hoạch sản xuất được giao, đảm bảo chất lượng, năng suất đúng tiến độ; Cân đối năng lực sản xuất, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hệ số khai thác, sử dụng máy móc và nguồn nhân lực sản xuất; Chỉ đạo việc xây dựng, duy trì việc thực hiện các quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, các quy trình thực hiện công việc trong nhà máy; Chỉ đạo các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm của nhà máy; Chỉ đạo việc xây dựng định mức nhân công, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tiêu hao khác trong sản xuất.
 
 
Điện mặt trời từ lâu đã được các nước phát triển chú trọng đầu tư và đưa vào sử dụng. Đây được coi là nguồn năng lượng chính trong tương lai khi các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang cạn kiệt dần.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, nước ta là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nơi có lượng ánh năng mặt trời chiếu sáng nhiều nhất trên bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trung bình ở nước ta hàng năm lượng bức xạ mặt trời sẽ dao động từ 4,3 đến 5,7 triệu kWh/m2. Trong đó những vùng như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, số giờ nắng sẽ đạt được từ 2.000 đến 2.600 giờ mỗi năm. Lượng bức xạ mặt trời tính trung bình khoảng 150 kcal/m2 chiếm khoảng 2.000 đến 5.000 giờ mỗi năm.
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết ngày 31/12/2020, có hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp, tổng sản lượng phát lên lưới từ điện mặt trời lũy kế đến nay đạt hơn 1,15 tỉ kWh. Tính chung, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đạt tới 16.500 MW, chiếm 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của toàn hệ thống. Sản lượng điện phát từ điện mặt trời lên lưới trong năm 2020 đạt 10,6 tỉ kWh, riêng điện mặt trời mái nhà 1,16 tỉ kWh, chiếm 4,3% tổng sản lượng huy động các nguồn điện.
Theo triển vọng và kế hoạch đưa ra, năm 2025 tổng điện mặt trời khai thác ước tính sẽ tăng lên 4.000 MW và dự tính đạt được 12.000 MW điện từ năng lượng mặt trời trong năm 2030. Có thể nói cơ hội và tiềm năng để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam là rất lớn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã có nhiều cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam, với nhiều ưu đãi về thuế và giá bán ĐMT.